Tụy là một tuyến tiêu hóa vừa có khả năng ngoại tiết vừa có khả năng nội tiết. Tụy tiết ra các men tiêu hóa như trypsin, chymotrypsin, amylase để tiêu hóa protein và tinh bột. Ngoài ra, tụy còn tiết ra các hormone như insulin, glucagon để điều hóa mức đường huyết trong cơ thể. Bệnh cánh viêm tụy có thể cấp hoặc mạn, trong có tuyến tụy bị viêm và bị phá hủy một phần.
Hãy liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị đau bụng dai dẳng. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau bụng nghiêm trọng mà không thể ngồi yên hoặc không có tư thế giảm đau.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Viêm cột sống dính khớp http://coxuongkhoppcc.com/viem-cot-song-dinh-khop.html
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tụy?
Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy bao gồm:
Nghiện rượu;
Sỏi mật;
Phẫu thuật ổ bụng;
Một số loại thuốc;
Hút thuốc lá;
Xơ nang;
Nội soi ngược dòng (ERCP), được sử dụng để điều trị sỏi mật;
Bệnh sử gia đình mắc viêm tụy;
Nồng độ canxi cao trong máu (tăng canxi máu), có thể do một tuyến cận giáp hoạt động quá mức;
Tăng triglyceride;
Nhiễm trùng;
Chấn thương ở bụng;
Bệnh ung thư tuyến tụy.
Những ai thường mắc phải bệnh viêm tụy?
Viêm tụy có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nguy cơ mắc bệnh viêm tụy, chẳng hạn như:
Uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian dài;
Một số điều kiện di truyền, chẳng hạn như bệnh xơ nang;
Sỏi mật;
Các tình trạng như tăng triglycerides.
Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.
►Xem thêm: Đau cơ xơ hóa